Nghị định 53/2022 về An Ninh Mạng: những nhận định của CEO Nam Nguyễn

Nghị định 53/2022
Kể từ ngày 01/10/2022, Nghị định 53/2022 về An Ninh Mạng chính thức có hiệu lực. Ông Nam Nguyễn – CEO Opla CRM đã có những chia sẻ về Nghị định này có tác động gì lên các doanh nghiệp trên trang cá nhân của mình.
Cho những ai chưa biết: Luật là do Quốc hội ban hành, và Nghị định là văn bản dưới Luật, do Chính phủ ban hành nhằm đưa ra các hướng dẫn cụ thể về cách thực hiện. Nghị định phải dựa trên tinh thần của Luật, không được đi ngược lại.

Theo ông Nam Nguyễn, Nghị định 53/2022 lần này tập trung vào việc:

– Hướng dẫn các bộ ban ngành và cơ quan nhà nước xác định mình có phải là “hệ thống thông tin quan trọng về An ninh quốc gia” hay không
– Nếu là trọng yếu thì phải phối hợp với ai để xác định, đánh giá, xin ý kiến chỉ đạo, sau đó là xây dựng, đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng, nhân sự, quy trình để tuân thủ các tiêu chuẩn về hệ thống thông tin. Và đại đa số chúng ta không quan tâm lắm đến các việc đó.
– Làm rõ điều 26 trong luật An Ninh Mạng. Đây mới là vấn đề các doanh nghiệp, kể cả đứng ở vai trò khách hàng, lẫn nhà cung cấp dịch vụ internet quan tâm. Tôi sẽ phân tích chi tiết ngay sau đây.
Khoản 3, điều 26 luật ANM 2018 ghi chung chung về việc “cung cấp dịch vụ” và “lưu trữ dữ liệu này tại Việt Nam”. Điều này đã được làm rõ tại Nghị định 53/2022:
– “Cung cấp dịch vụ” được định nghĩa: Dịch vụ viễn thông; lưu trữ, chia sẻ dữ liệu trên không gian mạng; cung cấp tên miền quốc gia hoặc quốc tế cho người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam; thương mại điện tử; thanh toán trực tuyến; trung gian thanh toán; dịch vụ kết nối vận chuyển qua không gian mạng; mạng xã hội và truyền thông xã hội; trò chơi điện tử trên mạng; dịch vụ cung cấp, quản lý hoặc vận hành thông tin khác trên không gian mạng dưới dạng tin nhắn, cuộc gọi thoại, cuộc gọi video, thư điện tử, trò chuyện trực tuyến.

Để dễ hình dung, ông đã đưa các ví dụ về các doanh nghiệp nước ngoài trong quy định của khoản 3 điều 26 Nghị định 53/2022:

○ Dịch vụ viễn thông: các tổng đài VoiceIP;
○ Lưu trữ, chia sẻ dữ liệu trên không gian mạng: Dropbox, Google Drive, One Drive;
○ Cung cấp tên miền quốc gia hoặc quốc tế cho người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam: GoDaddy, NameCheap…;
○ Thương mại điện tử: Shopee, Lazada, Amazon, Alibaba;
○ Thanh toán trực tuyến; trung gian thanh toán: Paypal, Visa, Alipay, các loại Ví nước ngoài khác;
○ Dịch vụ kết nối vận chuyển qua không gian mạng: Grab, GoViet;
○ Mạng xã hội và truyền thông xã hội: Facebook, Tiktok, Youtube, Instagram;
○ Trò chơi điện tử trên mạng: các loại game, bao gồm cả Blockchain game;
○ Dịch vụ cung cấp, quản lý hoặc vận hành thông tin khác trên không gian mạng dưới dạng tin nhắn, cuộc gọi thoại, cuộc gọi video, thư điện tử, trò chuyện trực tuyến: Zoom, Whatsapp, Teams các dịch vụ email marketing như Mailchimp, Getresponse, Gmail hay cả các nhà cung cấp dịch vụ Digital Marketing như Hubspot, Zoho…đều nằm trong danh sách này
– “Lưu trữ tại Việt Nam” được ghi rõ bao gồm các thông tin:
a) Dữ liệu về thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam;
b) Dữ liệu do người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam tạo ra: Tên tài khoản sử dụng dịch vụ, thời gian sử dụng dịch vụ, thông tin thẻ tín dụng, địa chỉ thư điện tử, địa chỉ mạng (IP) đăng nhập, đăng xuất gần nhất, số điện thoại đăng ký được gắn với tài khoản hoặc dữ liệu;
c) Dữ liệu về mối quan hệ của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam: bạn bè, nhóm mà người sử dụng kết nối hoặc tương tác
– Chưa hết, các Doanh nghiệp nước ngoài phải đặt chi nhánh hoặc văn phòng tại Việt Nam (luật ANM 2018 cũng đã quy định).
Ông Nam Nguyễn cho rằng:
– Việc “dữ liệu lưu trữ tại Việt Nam” trong nghị định vẫn chưa làm rõ cách thức và hình thức lưu trữ. Nghĩa là cách hiểu “chỉ có thể” lưu trữ tại Việt Nam, hay “có lưu trữ 1 bản sao” tại Việt Nam đều hợp lệ. Theo thông lệ có từ thời Luật ANM 2018, cách hiểu “chỉ cần có lưu trữ 1 bản sao” tại Việt Nam có vẻ dễ thở và đáp ứng được.
– Tuy nhiên, việc đặt chi nhánh và văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam bắt đầu căng thẳng. Nghị định đã quy định rõ quy trình: từ việc Bộ trưởng BCA ra quyết định, tới cục ANM hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc và thậm chí có cả thời hạn là 12 tháng để hoàn tất việc lưu trữ dữ liệu và đặt chi nhánh tại Việt Nam. Nếu được thực hiện một cách triệt để, đây sẽ là một vấn đề rất rất rất nhức đầu đối với các nhà cung cấp dịch vụ nằm trong nhóm được nhắc tên vì việc thành lập chi nhánh hay văn phòng đại diện tại một nước mới là một quyết định rất phức tạp, không những liên quan tới tài chính, kế hoạch bán hàng mà còn quan điểm kinh doanh và nhiều yếu tố khác.
– Trong thời gian chờ xem luật được xiết chặt tới đâu, có lẽ các doanh nghiệp Việt Nam cung cấp các dịch vụ SaaS, điện toán đám mây có chút lợi thế vì doanh nghiệp có tâm lý ngại dùng dịch vụ của các công ty nước ngoài cung cấp.
Trích nguồn: Nam Nguyen
Xem thêm:

Về Opla CRM

Opla CRM là công ty chuyên cung cấp giải pháp CRM dành riêng cho các doanh nghiệp theo mô hình bán hàng B2B. Với đội ngũ chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm trong Sales B2B, chúng tôi luôn nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng những tiện ích quản lý quan hệ khách hàng tối ưu, tiện lợi và phù hợp nhất.

Opla CRM giúp khai thác khách hàng tiềm năng (Lead) hiệu quả hơn, nâng cao tỷ lệ chiến thắng của cơ hội bán hàng (Opportunity), quản lý khách hàng 360° (Account), chuẩn hóa quy trình bán hàng, nâng cao năng lực đội ngũ Sales (Sales Performance)… Từ đó giúp doanh nghiệp luôn kết nối với khách hàng gia tăng doanh số. Hãy để chúng tôi giúp bạn tăng 30% doanh thu bán hàng bằng cách đăng ký tại đây!

Liên hệ chúng tôi tại:

Email: sales@oplacrm.com

Phone number: +84 903 170010

Facebook: https://www.facebook.com/OplaCRM

LinkedIn: https://www.linkedin.com/company/80767088/